Cách tính CPC trong quảng cáo Google Adwords

Hiện nay xu hướng công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển làm cho quảng cáo hiển thị hiện trở thành một trong những kênh chủ chốt trong các chiến dịch marketing. Thế nhưng, bạn đã từng nghe đến thuật ngữ CPC là gì chưa? Và bạn đã biết gì về phương thức tính phí quảng cáo Google Ads này? Để hiểu rõ hơn về cụm từ CPC. Tại sao CPC lại quan trọng trong chiến dịch quảng cáo? Cũng như cách tính nó sao cho hiệu quả, bạn hãy tham khảo ngay thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

CPC trong quảng cáo Google Adwords là gì?

CPC (cost per click): là giá trị trên 1 click chuột. Tức là số tiền bạn sẽ phải chi trả cho mỗi lượt khách hàng click chuột vào Quảng cáo Google Adwords.Biết cách tính CPC trong Quảng cáo Google Adwords cũng khá là tốt. Bạn sẽ dự tính được chi phí khi chạy Quảng cáo Google Adwords. Ngoài ra, bạn còn tính được số lượng khách hàng có thể về website khi bạn hiểu được cách tính tiền.

Cách tính CPC

Cách tính CPC = (Điểm chất lượng trang đích x Điểm chất lượng Mẫu QC x CTR (tỉ lệ click chuột vào Mẫu QC)) / Thứ hạng (Tính $ theo thứ hạng dưới ). Trong đó:

  • CPC: giá trên 1 click chuột.
  • Điểm chất lượng trang đích: đây là điểm số theo điểm SEO trên trang đích trong trang web của bạn. Điểm số này có thể tăng khi trang web của bạn lâu năm, nhiều người truy cập, tương tác, có nhiều thứ hạng cao trên top, có liên kết nhiều,….
  • Điểm chất lượng mẫu quảng cáo: đây là điểm số theo tiêu chí SEO với nội dung mẫu quảng cáo bạn viết có chứa nhiều từ khóa mà bạn đang chạy hay không.
CPC là giá trị trên 1 click chuột
CPC là giá trị trên 1 click chuột
  • CTR = tỷ lệ click chuột khi xem mẫu quảng cáo. Đây là phần trăm khi 100 người nhìn thấy một quảng cáo của bạn thì sẽ được bao nhiêu người click chuột vào. Để người ta click chuột vào nhiều thì mẫu quảng cáo của bạn phải hấp dẫn. Ở bài trước Simedia đã nói đến phần làm thế nào để Quảng cáo Google Adwords hấp dẫn, hiệu quả.
  • Thứ hạng: là vị trí mẫu quảng cáo của bạn xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm từ khóa. Vị trí mẫu quảng cáo càng ở trên cao thì giá càng cao. Nhưng trong top 5 vị trí thì tỷ lệ khách hàng xem là như nhau và tỷ lệ click chuột là như nhau. Vì vậy, bạn cùng chẳng cần chiếm thứ hạng 1-2 làm gì. Hãy chọn thứ hạng 3-4 thì sẽ tối ưu tiền cho bạn hơn. Hãy lên kế hoạch cho mình để có giá thầu hợp lý.

Vài lưu ý khi quảng cáo Google Ads

– Khi bạn thay đổi giá thầu CPC thì thứ hạng của bạn cũng sẽ thay đổi.
– Quảng cáo Google Adwords cũng có rất nhiều thủ thuật cạnh tranh. Trong đó có cách cạnh tranh xấu là bạn bị click ảo bởi đối thủ chứ không phải khách hàng, để vài bữa là hết ngân sách.

Khi nào nên dùng CPC?

Khi bạn đã xác định được những mục tiêu cần đạt được. Và phương thức thu hút khách hàng một cách rõ ràng thì bạn nên dùng hình thức quảng cáo CPC. Đây sẽ là lựa chọn rất phù hợp giúp bạn tiết kiệm chi phí. Thời gian và công sức nhưng vẫn đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chỉ số CPC là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá chất lượng quảng cáo
Chỉ số CPC là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá chất lượng quảng cáo

Hiện nay, phương thức tính phí quảng cáo CPC được sử dụng nhiều nhất cho Google Adwords. Nhà quảng cáo sẽ chỉ mất chi phí khi người dùng nhấp vào quảng cáo được xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google. Hoặc các loại banner, video quảng cáo xuất hiện trên trang đối tác của Google.

Tại sao CPC lại quan trọng?

Chỉ số CPC là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá chất lượng quảng cáo. Bởi vì chi phí sẽ được tính dựa trên số lượt nhấp chuột. Lượt nhấp chuột càng nhiều thì chi phí mà bạn phải trả cho quảng cáo sẽ càng cao. Khi mà chỉ số CPC của bạn quá cao, bạn sẽ không thể đạt được lợi tức đầu tư tốt cho mình.

Lợi tức đầu tư hay còn được gọi là ROI AdWords được xác định bởi số tiền bạn đang trả cho các nhấp chuột. Và chất lượng lưu lượng truy cập bạn nhận được từ các nhấp chuột đó. Để đem lại ROI tốt, bạn phải đảm bảo lưu lượng truy cập hợp lý. Phù hợp với số tiền bỏ ra thì mới mang lại giá trị có ý nghĩa cho doanh nghiệp của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)