Cùng tìm hiểu Meta Description là gì và cách viết thẻ mô tả chuẩn SEO

Cái tên đã nói lên tính năng của công cụ thẻ Meta, thẻ mô tả là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình SEO Onpage mà chúng ta không nên bỏ qua nếu như có ý định chạy những kế hoạch SEO. Meta Description hay thẻ mô tả là một đoạn mô tả có tối đa khoảng 155 ký tự và nó là một thẻ trong HTML có mục đích dùng để tóm tắt nội dung của một bài viết bất kỳ. Các công cụ tìm kiếm sẽ hiển thị Meta Description trong các kết quả tìm kiếm khi mà cụm từ tìm kiếm nằm trong thẻ mô tả. Chính vì vậy tối ưu hóa Meta Description là một việc cực kỳ quan trọng đối với việc tiến hành SEO Onpage.

Meta Description – thẻ mô tả là gì?

Meta Description là thẻ HTML, trông giống như mã HTML này cho trang:

<meta name = “description” content = “Mô tả của trang, thường là một hoặc hai câu.”>

Mục đích của một Meta Description rất đơn giản: để khiến ai đó tìm kiếm trên Google nhấp vào liên kết của bạn.

Các công cụ tìm kiếm cụ thể là Google nói rằng Meta Description không liên quan tới xếp hạng trên SERP và Google không sử dụng nó trong các thuật toán xếp hạng. Nhưng có 1 vấn đề liên quan đó là Google sử dụng CTR (tỷ lệ nhấp chuột) để đánh giá, nếu như nhiều người tìm kiếm nhấp vào kết quả của bạn thì Google coi đây là một website tốt và xếp hạng vị trí cao hơn nữa. Đây là lý do tại sao tối ưu hóa Meta Description rất quan trọng. Cũng như tối ưu hóa các title.

Thẻ mô tả chuẩn SEO là như thế nào?

Tối đa khoảng 155 ký tự

Tối đa khoảng 155 ký tự
Hầu hết bạn sẽ thấy các Meta Description lên tới 155 ký tự

Độ dài phù hợp không thực sự tồn tại nó phụ thuộc vào thông điệp bạn muốn truyền tải. Bạn nên dành đủ không gian để truyền tải thông tin. Nhưng hãy giữ nó ngắn gọn và linh hoạt.

Thỉnh thoảng, Google thay đổi độ dài . Ngày nay, hầu hết bạn sẽ thấy các Meta Description lên tới 155 ký tự, với một số ngoại lệ là 300 ký tự. Vì vậy hãy cố gắng để thông tin quan trọng trong 155 ký tự đầu tiên của Meta Description.

Giọng văn tích cực

Nếu bạn sử dụng Meta Description với lời kêu gọi nhấp chuột vào website. Đó là một lời mô tả buồn tẻ và người tìm kiếm sẽ không biết họ sẽ nhận được gì. Trong 155 kí tự bạn phải thể hiện được nội dung của bài viết và trình độ chuyên môn cao.

Phải có call-to-action

Xin chào, bạn đang tìm một Công ty dịch vụ SEO website uy tín và chất lượng, chúng tôi sẽ giúp bạn, tìm hiểu thêm! Đây là Description trong Landing Page của dịch vụ SEO, nó không đúng với phần trên là cần phải mô tả bằng giọng văn tích cực, nhưng đây là văn bản để bán dịch vụ, vì thế những lời mời như Tìm hiểu thêm, Nhận ngay, Dùng thử miễn phí sẽ thu hút lượng click cao.

Bao gồm các từ khóa mục tiêu

Bao gồm các từ khóa mục tiêu
Google sẽ có xu hướng sử dụng Meta Description đó và làm nổi bật nó trong kết quả tìm kiếm

Nếu từ khóa tìm kiếm có trong Meta Description, Google sẽ có xu hướng sử dụng Meta Description đó. Và làm nổi bật nó trong kết quả tìm kiếm. Điều này sẽ website sẽ có nhiều truy cập hơn.

Hiển thị các thông số kỹ thuật

Ví dụ: nếu bạn đang bán các sản phẩm dành cho những người am hiểu công nghệ, tập trung vào thông số kỹ thuật của sản phẩm có thể là một ý tưởng hay – nhà sản xuất, SKU, giá cả,… Nếu khách truy cập đặc biệt tìm kiếm sản phẩm đó sự hiện diện của thông tin. Như giá cả, thông số kĩ thuật… sẽ kích thích nhấp chuột.

Thẻ mô tả phải phù hợp với nội dung

Điều này rất là quan trọng. Google sẽ tìm ra khi Meta Description lừa khách truy cập để nhấp chuột và nhanh chóng xử phạt các website đang có hành vi này. Ngoài ra, các mô tả sai lệch có thể sẽ làm tăng tỷ lệ thoát.

Thẻ mô tả thể hiện tính độc đáo

Nếu Meta Description của bạn giống với mô tả của các website; trải nghiệm người dùng trên Google sẽ bị cản trở. Mặc dù Title có thể khác nhau, nhưng nếu tất cả các bài viết cùng một mô tả giống nhau sẽ ảnh hưởng tới vấn đề xếp hạng. Tốt hơn hết là để trong mô tả Description Google sẽ tự lấy nội dung có chứa từ khóa để hiện thị khi người dùng truy vấn

Tổng kết

Định nghĩa được cách viết Meta Description chuẩn SEO rất dễ, chỉ mất khoảng 10 phút để đọc. Nhưng để áp dụng một cách thuần thục và đúng lúc đúng nơi; thì cần nhiều hơn như thế gấp nhiều lần. Cách nhanh nhất để trở thành bậc thầy là luyện tập thường xuyên. Hãy viết thẻ mô tả cho mỗi bài viết của bạn; cả những bài viết chính và bài viết phụ. Hãy đặt mình là khách hàng và viết cho tới khi chính bạn cũng bị thuyết phục.

Đừng quên rằng TOS vẫn sẽ tiếp tục mang đến cho bạn những nội dung chất lượng và đều đặn mỗi tuần giúp bạn tự tối ưu website của mình do đó hãy luôn theo dõi nhé. Theo bạn, như nào là một tiêu đề chuẩn SEO? Hãy cho chúng tôi biết bằng cách để lại bình luận dưới bài viết này.

Xem thêm những bài viết hay khác tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)