Tốc độ của website là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng khi truy cập web. Chính vì thế, mà các blogger thường sẽ rất quan tâm tới việc tăng tốc của website. Cũng sẽ có khá nhiều kỹ thuật sẽ cố gắng lựa chọn các plugin cache để có thể giúp web nâng cấp chạy mượt hơn. Tuy nhiên, họ chưa thật sự biết được liệu plugin cache được nhiều người quan tâm phổ biến nhất. Hiểu được vấn đề đó, hôm nay chúng tôi quyết định chỉ cho tất cả mọi người plugin tạo cache trên WordPress tốt nhất, hãy theo dõi nhé.
Thông tin cơ bản về Cache là gì?
Trước khi tìm hiểu top plugin tạo cache tốt nhất dành cho WordPress, bạn cần hiểu được cache là gì? Hiểu đơn giản, Cache (bộ nhớ đệm) là giải pháp giúp server hoạt động nhanh hơn và không quá tải. Thông thường, khi bạn mở một trang web, cache web sẽ thu thập tất cả dữ liệu của trang web đó. Và chuyển biến nó thành file HTML rồi mở nó trên trình duyệt của bạn. Khi truy cập lần sau, bộ nhớ đệm cache sẽ tải bản sao lên mà không cần thu thập dữ liệu lại từ đầu. Vì thế, nó giúp cho server hoạt động nhanh hơn và không quá tải.
Để có thể tạo cache trên WordPress, bạn sẽ có nhiều cách để tham khảo. Trong đó, phổ biến và an toàn nhất chính là sử dụng plugin chuyên dụng. Dưới đây là top plugin tạo cache tốt nhất dành cho WordPress bạn có thể tham khảo.
Trong số những phương pháp giúp cải thiện tốc độ load cho blog/ website, tiết kiệm băng thông và giảm tải cho hosting thì có lẽ tạo cache (hay bộ nhớ đệm) là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất. Với WordPress, chúng ta có rất nhiều cách khác nhau để tạo cache, chẳng hạn như: sử dụng plugin chuyên dụng, chỉnh sửa file htaccess và thậm chí là tận dụng chức năng của các dịch vụ CDN (chẳng hạn như CloudFlare). Ưu điểm của việc sử dụng plugin là ngoài khả năng tạo cache, chúng còn hỗ trợ nhiều tính năng hữu ích khác giúp bạn tối ưu tài nguyên một cách tốt hơn.
Top plugin tạo cache tốt nhất dành cho WordPress
Cài đặt W3 Total Cache
W3 Total Cache là một plugin tạo cache chuyên nghiệp với rất nhiều tùy chọn hữu ích. Trang thiết lập tổng quát của nó bao gồm page cache, database cache, object cache và browser cache. W3 Total Cache tích hợp sẵn CDN, CloudFlare và các tùy chọn dành cho các máy chủ có Varnish cache chuyên dụng. Ngoài ra, nó còn cho phép bạn minify dữ liệu (HTML, CSS, JS) để cải thiện tốc độ load của blog/ website. Nhìn chung, đây là một sự lựa chọn hợp lý nếu bạn đang chạy website trên VPS hoặc server riêng. W3 Total Cache không thực sự phù hợp cho shared host vì nó… khá nặng.
Cài đặt LiteSpeed Cache
Nếu bạn đang sử dụng host với web server LiteSpeed (có tích hợp tính năng LSCache) thì LiteSpeed Cache là sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn để tối ưu tốc độ load cho blog/ website. Không chỉ sở hữu khả năng tạo bộ nhớ đệm cho server, LiteSpeed Cache còn được tích hợp sẵn tính năng tạo browser cache, object cache, opcode cache, tối ưu CSS, JS, HTML… và hỗ trợ sẵn cả CDN, CloudFlare.
Cài đặt WP Rocket
WP Rocket là một plugin tuyệt vời để tạo bộ nhớ cache cho trình duyệt của khách truy cập (với khả năng cache hình ảnh, JS, CSS, Web Fonts…) và bộ nhớ cache dành cho web server nhằm hạn chế các truy vấn PHP xuống mức thấp nhất. WP Rocket sở hữu khả năng tối ưu CSS, JS và HTML cực kỳ tuyệt vời, đặc biệt là tính năng tự động tạo critical CSS (chỉ có trên các phiên bản mới). Plugin này cũng được tích hợp sẵn tính năng CDN và tương thích với CloudFlare. WP Rocket có thể xem là sự lựa chọn số 1 hiện nay nếu web server của bạn không phải là LiteSpeed.
Cài đặt WP Fastest Cache
WP Fastest Cache tạo ra file HTML tĩnh từ PHP và MySQL. Nó có khả năng tự động minify HTML, JS, CSS; gộp chung (combine) các tập tin CSS, JS; cho phép nén GZIP và tạo bộ nhớ đệm cho trình duyệt. Plugin này tương thích với cả CloudFlare lẫn các dịch vụ CDN trả phí thông dụng khác.
Cài đặt WP Super Cache
WP Super Cache là một plugin tạo cache đơn giản, được tạo ra bởi chính các nhà phát triển WordPress. Nó hỗ trợ tốt cho các dịch vụ như MaxCDN, KeyCDN nhưng không tương thích với CloudFlare. Plugin này không cung cấp tính năng tạo bộ nhớ đệm cho trình duyệt. Trước đây, nó hỗ trợ cache dữ liệu theo ba cách khác nhau; với tốc độ giảm dần: mod_rewrite, PHP caching và legacy caching. Tuy nhiên, hiện tại WP Super Cache chỉ còn hỗ trợ duy nhất PHP caching.
Bạn đang sử dụng plugin nào để tạo bộ nhớ đệm cho blog/ website WordPress của mình? Theo bạn, đâu là plugin tạo cache tốt nhất dành cho WordPress? Hãy chia sẻ với chúng tôi bằng cách sử dụng khung bình luận bên dưới.