Nếu bạn đang chuẩn bị kinh doanh một món hàng nào đó. Thì việc chạy quảng cáo Facebook là một trong những giải pháp khá là hiệu quả. Nó mang đến cho bạn một nguồn doanh thu đáng mong đợi đấy. Bởi Facebook Ads chính là công cụ tiếp cận trực tuyến vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần đầu tư một khoản nhỏ là có thể bán hàng một cách thuận tiện. Bên cạnh đó còn đem về nguồn khách hàng khá tiềm năng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết cách chạy là được liền. Để rõ hơn chúng ta cần phải nắm rõ những nguyên tắc cơ bản trước khi tạo một chiến dịch quảng cáo nào đó.
Vai trò thật sự của ad content là gì?
Ad content là toàn bộ những gì khách hàng thấy khi quảng cáo của bạn hiển thị qua mắt họ. Chẳng hạn hình ảnh ads, tiêu đề, video, link hiển thị,…. Bạn biết đó, khách hàng hay chúng ta đều có thói quen lướt Facebook rất nhanh, nếu 1 bài đăng nào đó không có gì nổi bật thì thời gian này càng nhanh hơn, có thể dưới 1 giây.
Nội dung quảng cáo cũng giống như 1 bài đăng bình thường. Vì vậy nếu những nội dung này chẳng có gì nổi bật đối với người xem, họ cũng sẽ lướt đi như 1 cơn gió. Ngoài ra Content còn quyết định tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng và điều hướng khách hàng mục tiêu nữa nhé.
Đối tượng bạn muốn hướng tới là ai?
Để chạy được quảng cáo Facebook, bạn phải biết nắm rõ nguyên tắc xác định được khách hàng bạn đang nhắm tới là ai ? Có 3 nhóm khách hàng chính mà bạn nên biết :
- Cold traffic: Là nhóm khách hàng “lạnh”. Những người này chưa biết đến bạn là ai. Chạy quảng cáo tới những người này thì tỷ lệ bạn bán được hàng rất thấp. Sản phẩm phải cực nổi bật, nội dung quảng cáo phải thật hay thì mới có khả năng có kết quả tốt.
- Warm traffic: Là nhóm khách hàng “ấm”. Những người này đã từng tương tác với bạn trong quá khứ, chẳng hạn đã vào website đọc bài viết của bạn, đã like fanpage của bạn, đã tham gia event mà bạn tạo trên Facebook, đã sử dụng ứng dụng của bạn, đã từng điền tên & email vào form thu thập email của bạn,…Với nhóm khách hàng này thì tỉ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn.
- Hot traffic: Là nhóm khách hàng “nóng”. Là những người đã từng mua hàng hay sử dụng dịch vụ của bạn. Nếu sản phẩm hay dịch vụ của bạn tốt thì ‘hot traffic” sẽ là những khách hàng tiềm năng nhất trong 3 loại khách hàng trên. Vì họ đã sử dụng qua sản phẩm/dịch vụ của bạn 1 lần. Nếu có trải nghiệm tốt, họ chắc chắn sẽ chi tiền thêm lần 2,3…n
Vì vậy chiến lược tiếp cận khách hàng tốt nhất mà bạn có thể áp dụng đó là : Mang lại giá trị cho Cold Traffic, target bán hàng đến warm traffic, chăm sóc để upsell (bán các sản phẩm liên quan) đối với hot traffic. Có nghĩa đối với Cold Traffic, bạn phải tiếp cận họ với danh nghĩa “tôi không phải là người bán hàng”, mà là mang đến cho họ 1 thứ gì đó hữu ích hoặc có giá trị, hoặc giải trí, học tập. Từ việc này, bạn có thể chuyển đổi họ thành Warm Traffic, lúc này bạn mới bắt đầu bán hàng.
Bản chất của Facebook Ads Manager là gì ?
Facebook Ads Manager là khu vực quản lý quảng cáo cơ bản mà bất cứ ai trong số chúng ta đều phải viết vào khu vực này để tạo, quản lý quảng cáo và xem báo cáo quảng cáo có tốt hay không ? Ngoài Ads Manager thì sẽ có 1 khu vực quản lý quảng cáo nâng cao khác đó là “Business manager”. Nhưng tạm thời mình sẽ chưa đem nó vào bài này. Để truy cập Ads Manager, bạn vào Menu của Business Manager => Ads Manager
Ở trong Ads Manager bạn sẽ có thể thao tác tạo, quản lý quảng cáo cũng như xem các kết quả mà ads mang lại như số lượng tiếp cận, số tiền chi tiêu, lượng tương tác, chuyển đổi,…. Nếu như bạn là người mới thì Ads Manager chính là công cụ mà bạn sẽ tiếp cận để làm quen với Facebook Ads đầu tiên. Để tạo 1 chiến dịch ads, chỉ cần đơn giản vào Ads Manager chọn Create Campaign. Sau đó theo các bước mà Facebook đưa ra để thiết lập chiến dịch là xong.
Cấu trúc cơ bản của chiến dịch quảng cáo
Facebook có 3 cấp độ của 1 chiến dịch quảng cáo, đó là Campaign, Ad Set và Ad. Cụ thể hơn khi bạn mới bắt đầu tạo quảng cáo thì bạn sẽ tạo Campaign, trong Campaign bạn sẽ tạo Ad Set và trong Ad Set bạn sẽ tạo Ad. Tốt nhất bạn hãy bật Ads Manager ra, bấm Create Campaign để hiểu rõ hơn những gì mình đề cập. Bạn cũng có thể tạo Ad Set mới trong 1 Campaign sẵn có hoặc tạo Ad mới trong 1 Ad Set sẵn có. Giờ mình sẽ giải thích về 3 cấp độ này cụ thể hơn.
Chiến dịch Campaign
Là chiến dịch, nó sẽ chứa các Ad Set và ad ở trong. Khi bạn tạo campaign, bạn sẽ chọn mục tiêu tiếp thị của bạn (Marketing Object). Chẳng hạn mục đích bạn chạy ads của bạn là tăng lượt truy cập vào website, thì bạn chọn traffic. Hoặc mục đích của bạn là tăng lượng cài đặt ứng dụng thì bạn chọn App Install,…
Ad Set căn bản
Nằm trong campaign, mỗi campaign có thể tạo nhiều ad set khác nhau. Để test xem Ad Set nào mang lại hiệu quả nhất. Nếu như ở campaign, bạn chỉ chọn được Marketing Object thì Ad set sẽ là nơi bạn thiết lập nhiều thứ hơn, cụ thể như:
- Audience: Chọn tệp khách hàng bạn muốn quảng cáo hiển thị. Chẳng hạn bạn muốn chạy ads đến tệp Custom Audience những người đã từng vào website của bạn, hoặc audience của bạn có thể là những người đã like Fanpage của bạn, target theo dữ liệu có sẵn của Facebook, vị trí địa lý, độ tuổi,….
- Placements: Bạn có thể tùy biến vị trí quảng cáo hiển thị: Trên desktop hay chỉ trên mobile, có cho chạy trên instagram hay không, có cho hiển thị ở instant article hay không,….
Budget & Schedule: Thiết lập ngân sách và lên lịch quảng cáo của bạn. Bạn có thể cho nó chạy ngay hoặc hẹn giờ cho nó chạy. - Tùy vào Marketing Object của bạn là gì sẽ có những thiết lập khác đặc thù.
Giới thiệu về Facebook Pixel
Facebook Pixel được biết đến là công cụ dùng để đo lường hiệu quả của quảng cáo. Bằng cách phân tích cách hành động của người dùng thực hiện trên trang. Bạn có thể dùng Facebook Pixel để:
- Đảm bảo rằng nội dung của bạn sẽ hiển thị với những đối tượng phù hợp
- Tính năng thiết lập giá thầu tự động, tiếp cận tối ưu đối tượng có nhu cầu thực sự với sản phẩm/dịch vụ. Từ đó tăng doanh số hiệu quả cho doanh nghiệp.
- Đo lường kết quả của quảng cáo. Và hiểu rõ những tác động của quảng cáo bằng cách theo dõi, thống kê và phân tích các hành động của người dùng khi nhìn thấy quảng cáo của doanh nghiệp.
Bản chất của Marketing Object là gì ?
Khi bạn bắt đầu tạo bất cứ chiến dịch quảng cáo nào trên Facebook; điều đầu tiên Facebook hỏi bạn đó là “What is your marketing object” (Mục tiêu tiếp thị của bạn là gì ?). 3 nhóm mục tiêu chính mà Facebook đưa ra là:
- Awareness: Nhận thức
- Consideration: Cân nhắc
- Conversion: Chuyển đổi
Ở trong 3 nhóm này sẽ có rất nhiều mục tiêu nhỏ khác nhau. Nói chung là đủ thể loại như hình trên như: Nhận diện thương hiệu, tăng traffic, tăng tương tác; tăng cài đặt app, tăng lượt xem video, tăng chuyển đổi,…. Mục đích mà Facebook đưa ra chọn lựa này đầu tiên khi bạn bắt đầu tạo 1 chiến dịch đó là giúp quảng cáo bạn tiếp cận; với đúng khách hàng hơn và tối ưu quảng cáo của bạn hiệu quả hơn.