Traffic SEO là gì và tầm quan trọng của nó đối với một trang web

Traffic là một trong các chỉ số quan trọng của website mà bất kỳ người làm SEO hay người làm online marketing nào cũng cần phải biết và mong muốn biết. Hiểu chi tiết về các thuật ngữ traffic cũng như các chiến thuật tăng traffic sẽ giúp cho website của bạn đạt thứ hạng cao, tăng các tỉ lệ chuyển đổi hay quan trọng hơn hết chính là tăng được cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp.

Thu hút traffic là điều mà bất kỳ người làm SEO nào cũng rất mong muốn. Nhưng hiện nay thì có nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có các chiến lược SEO tăng traffic hiệu quả. Tối ưu hóa được công cụ tìm kiếm (SEO) chính là 1 lĩnh vực liên tục thay đổi và có thể phát triển. Đó là lý do tại sao mà nếu bạn là người mới bắt đầu và vẫn tiếp tục dựa vào các chiến thuật lỗi thời. Đặc biệt là các chiến thuật không còn được sử dụng nhiều nữa thì bạn sẽ thấy toàn bộ quy trình SEO sẽ cực kỳ khó khăn.

Định nghĩa về Traffic trong SEO

Định nghĩa về Traffic trong SEO
Traffic đơn giản là lưu lượng truy cập

Traffic đơn giản là lưu lượng truy cập, một thuật ngữ mô tả những khách truy cập và hoạt động trên trang web của bạn. Các lưu lượng truy cập cao hơn cũng là một tín hiệu giúp bạn có kết quả tốt hơn trong quá trình SEO của mình. Mỗi loại trang web khác nhau thì thường sẽ có lưu lượng truy cập trung bình khác nhau. Thông thường, các trang chia sẻ tin tức sẽ có lưu lượng truy cập nhiều hơn các trang bán hàng online.

Traffic được tính cho toàn site và giá trị của traffic sẽ tăng lên cứ mỗi khi có một người dùng từ các website khác truy cập vào một trang bất kỳ trong site. Như vậy, chúng ta có thể coi traffic của một website chính bằng tổng số phiên truy cập của website đó. Gia tăng traffic cũng là mục tiêu mà rất nhiều nhà đầu tư SEO hướng tới. Đặc biệt là những người đang quản trị website tin tức.

Phân loại Traffic Seo

  • Organic Search Traffic (truy cập từ kết quả tìm kiếm tự nhiên) là lượng người dùng truy cập vào website từ bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm.
  • Direct Traffic (lượng truy cập trực tiếp vào trang): Direct Traffic là lượng người dùng truy cập trực tiếp vào website. Và không thông qua các website trung gian nào khác. Như vậy, một truy cập vào website có thể có 2 tính chất: Direct và Non-Direct. Trong đó, Non-Direct Traffic bao gồm Social Traffic, Referral Traffic và Organic Search Traffic. Tức là 3 loại traffic còn lại.
  • Referral Traffic (lượng truy cập qua các trang giới thiệu): Referral Traffic là lượng truy cập của người dùng từ các trang web khác vào website, thông qua một Backlink hoặc quảng cáo của website có đặt trên các trang đó. Các trang được đặt Backlink lúc này đóng vai trò như một trang giới thiệu cho website.
  • Social Traffic (lượng truy cập qua các trang mạng xã hội): Social Traffic là lượng truy cập của người dùng chuyển đến từ các trang mạng xã hội, thông qua một bài viết hoặc quảng cáo được đăng trên các trang mạng xã hội. (bao gồm Google+ ,Facebook, Twitter,…)

Traffic – tầm quan trọng với một trang web

Báo cáo lưu lượng truy cập

Báo cáo lưu lượng truy cập
Đã có thống kê cho thấy một trang web có số lượng lớn traffic, ổn định hàng ngày sẽ có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm

Đã có thống kê cho thấy một trang web có số lượng lớn traffic; ổn định hàng ngày sẽ có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm; mà không cần tác động nhiều bởi các yếu tố khác. Tuy nhiên để có số lượng lớn traffic và duy trì đều cho website không hề dễ.

Nếu một trang web có nhiều truy cập tương đương với traffic nhiều. Đồng nghĩa với việc trang web của bạn uy tín, cung cấp nhiều nội dung chất lượng. Điều này không chỉ là yếu tố giúp Google đánh giá cao thứ hạng của bạn. Mà còn khẳng định với người dùng rằng website của bạn là uy tín hơn đối thủ.

Traffic là yếu tố người dùng truy cập, muốn có truy cập nhiều đòi hỏi các SEOer phải cung cấp thường xuyên được content chất lượng phù hợp với tâm lý người sử dụng. Nếu trang web của bạn chứa nhiều nội dung hay, chất lượng và ý nghĩa. Thì người dùng sẽ tìm đến trang của bạn thường xuyên. Và điều đương nhiên lượng traffic cũng sẽ tăng theo.

Vai trò chính của traffic seo

Vai trò chính của traffic seo
Giúp gia tăng các lượng người dùng mới

Có rất nhiều điều đã biết hoặc chưa biết xoay quanh vai trò của traffic; đối với một website mà chúng ta cần phải bàn. Tiêu biểu như vai trò của nó trong việc xác định thứ hạng của website. Tuy nhiên chúng ta có thể tóm gọn lại vai trò của của việc gia tăng traffic trong các yếu tố sau:

  • Là một tiêu chí xếp hạng website trong bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm
  • Giúp gia tăng các lượng người dùng mới
  • Góp phần xây dựng độ uy tín của website
  • Gia tăng độ phổ biến của website
  • Đánh giá được sự quan tâm của người sử dụng với website

Công cụ kiểm tra traffic website

Một trang website muốn có số liệu traffic, chắc chắn trước khi kiểm tra, bạn phải đảm bảo rằng trang web đã được Google Index, phân loại nội dung và lập chỉ mục. Nhờ đó mà người dùng mới có thể tìm kiếm thông tin về website của bạn.

Nếu bạn đang là chủ sở hữu của một website thì có thể sử dụng 2 công cụ miễn phí dưới đây để có thể kiểm tra và theo dõi traffic trên website. Cụ thể các loại traffic và hướng dẫn kiểm tra traffic trên từng công cụ sẽ được thể hiện chi tiết ngay dưới đây.

Google Analytic

Google Analytic là một công cụ trực tuyến cho phép người sử dụng có thể theo dõi được các số liệu trên website. Google Analytics cung cấp cho người sử dụng các dữ liệu về traffic, kênh traffic, nguồn phương tiện traffic. Ngoài ra analytic cũng có biết các hành vi cụ thể của người tiêu dùng trên website của bạn…

Google Search Console

Google Search Console là một dịch vụ miễn phí mà Google cung cấp. Để giúp bạn theo dõi, duy trì và khắc phục sự cố; liên quan đến sự hiện diện của trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm của Google.

Không giống như ở Google Analytic, với Search Console traffic được thống kê chỉ tính riêng của Traffic tự nhiên. Ngoài ra công cụ không thu nạp traffic của bất kể nguồn nào khác.

Xem thêm những bài viết hay khác tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)