Mỗi trang website hoặc bài đăng có thể có nhiều tiêu đề (Headings) khác nhau. Thẻ <h1> trong HTML thường được sử dụng cho tiêu đề của trang website hoặc bài đăng. H1 cũng là tiêu đề đầu tiên hiển thị trên một trang. Việc định dạng h1 thường khác với phần các còn lại của các thẻ tiêu đề được tìm thấy trên một trang (h2, h3, h4).
Trong ngôn ngữ đánh dấu văn bản (HTML – Hyper Text Markup Language), loại ngôn ngữ được sử dụng để hiển thị các trang website trong trình duyệt (không thuộc nền tảng CMS), có nhiều thẻ khác nhau và chúng được sử dụng để tạo tiêu đề trong một tài liệu văn bản.
Thẻ H có nghĩa là gì?
Thẻ H là các thẻ được đánh dấu từ h1, h2, h3, h4, h5, h6 trong bộ chuẩn của HTML. Không có thẻ H khác nào ngoại trừ các thẻ vừa kể.
Ngoài việc quy định font-size theo thứ tự H1 lớn nhất, H6 bé nhất trong cấu trúc HTML. Nó còn góp phần quan trọng trong việc giúp Website chuẩn SEO nữa. Mặc định nếu chưa CSS, kích cỡ của H1 là 2em, H2 là 1.5em, H3 là 1.17em, H4 là 1em, H5 là 0.8em, H6 là 0.67em.
Trong chủ đề chung về học làm SEO, chắc hẳn người đọc sẽ quan tâm đến những ý chính cho cách thức học. Thông thường, họ sẽ đọc lướt qua những ý đó để hiểu được bố cục chính của bài viết, và chỉ đọc chi tiết nếu cần.
Thẻ H giúp hệ thống các thẻ tiêu đề tạo thành bố cục chính cho trang web. Như nội dung trên đã nói, chỉ cần nhìn vào hệ thống thẻ tiêu đề, bạn có thể hình dung được khái quát của trang web viết về chủ đề gì, có những nội dung gì.
Việc đặt tốt các thẻ heading, thường kèm theo định dạng bằng CSS, sẽ giúp trang web thân thiện với người dùng, vì dễ đọc, dễ tìm kiếm nội dung. Điều này rất có lợi cho trải nghiệm người dùng, khi họ thường có thói quen xem lướt các trang web
Tầm quan trọng của H1 trong website
H1 có tầm quan trọng nhất trong các thẻ H cũng như các thẻ khác của HTML. H1 có trách nhiệm chứa từ khóa để giúp Google xác định từ khóa xếp hạng Website trong kết quả tìm kiếm.
Nếu như H1 ở trang chủ sẽ chứa từ khóa chính cần SEO của Website, thì H1 trong các trang con như Liên hệ, Giới thiệu hay Bài viết chia sẻ thường chứa các từ khóa liên quan đến nội dung của trang đó.
Ví dụ bạn có một trang Web làm Dịch vụ thiết kế website trọn gói. Lúc này trang chủ bạn cần phải có thẻ H1 bao từ khóa đó như sau: <h1>Thiết kế Website trọn gói chuẩn SEO</h1>. Nhưng tại trang liên hệ h1 lúc này có giá trị khác, ví dụ: <h1>Liên hệ báo giá Web</h1>
Trong một trang hay 1 link (đường dẫn) chúng ta nên chỉ có 1 thẻ h1. Nói vậy nếu chúng ta có nhiều hơn 1 thẻ h1 thì sao? Nó hoàn toàn không sao cả, có một vài website có hơn 1 thẻ h1, hoặc thậm chí không có thẻ H nào. Ví dụ với các trang web dành cho người khiếm thị. Các thẻ H dùng để đánh dấu tiêu đề trong một bài viết, chúng rất quan trọng. Nhưng đây hoàn toàn không phải bàn về chuyện SEO mà là sự trải nghiệm người dùng. Mục tiêu hướng đến là tương tác với khách hàng.
Vai trò các thẻ H2, H3, H4, H5, H6 trong cấu trúc SEO onpage
Để một website hoàn hảo hơn về SEO, bạn phải biết khai thác triệt để thẻ H1 và các thẻ H khác. Nếu như H1 luôn là trung tâm vũ trụ, được làm nội dung chính, thì các thẻ khác dùng để đánh dấu làm các từ khóa phụ. Chúng góp phần làm nổi bật nội dung bài viết, giúp khách hàng nắm bắt trọng tâm hơn.
Chúng ta có thể thấy sự sắp xếp đơn giản của các thẻ H như sau:
- Tiêu đề chính (có thể là H1).
- Tiêu đề phụ 1 (có thể là H2).
- Phân nhóm 2 (có thể là một H2 khác).
- Tiêu đề phụ 1 (có thể là H3).
- Tiêu đề phụ 2 (có thể là H3).
- Phân nhóm 3 (có thể là một H2 khác).
- Tiêu đề phụ 1 (có thể là H3).
- Tiêu đề phụ 2 (có thể là H3).
- Tiêu đề phụ 3 (có thể là H3).
- Phân nhóm 4 (có thể là một H2 khác).
- Phân nhóm 5 (có thể là một H2 khác).
Mỗi phân cấp chúng ta nên tăng các thẻ H lên 1 bật. H1 > H2 > H3 > H4 > H5 > H6
Cách kiểm tra các thẻ H trong website chuẩn seo
Hiện nay có rất nhiều công cụ cho phép kiểm tra Website chuẩn seo, các phần mềm sẽ đưa ra những lỗi cần khắc phục về SEO, giúp chúng ta điều chỉnh sao cho hợp lý nhất. Và tất nhiên trong đó cũng đã bao gồm cảnh báo sự vắng mặt các thẻ H.
Tuy nhiên đừng quá chú trọng vào cách sắp xếp từ khóa mà quên đi tính trải nghiệm người dùng. Bạn cố tình chèn quá nhiều từ khóa vào một bài viết, khi xem xét lại nó chẳng hấp dẫn chút nào đối với người đọc.
Tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị về digital marketing để có được kiến thức bổ ích.